Với thời tiết Hà Nội ngày càng nắng nóng, những chiếc quạt điện luôn là vật không thể thiếu. Để quạt điện chạy êm, hoạt động tốt không như đuổi ruồi thì bạn cần biết cách bảo dưỡng. Hay do thời gian sử dụng lâu làm chúng hoạt động yếu đi hoặc bị hư hỏng thì phải làm sao. Cùng theo dõi bài viết này để biết cách lắp đặt và sửa chữa quạt trần tại nhà đơn giản.
Cách đấu đây điện quạt trần – sơ đồ đấu dây quạt trần
Sau khi tháo lắp quạt trần để sửa chữa nếu bạn không lắp đúng cách có thể sẽ gây nên hiện tượng rung lắc, quay không đúng chiều trong quá trình quay tạo nên cảm giác không an toàn cho người sử dụng. Do đó để có thể lắp đặt quạt trần đúng như ban đầu, bạn cần nắm rõ sơ đồ đấu dây quạt trần sau đây:
Sơ đồ đấu dây quạt trần
Cách đấu dây điện quạt trần
Bước 1: Xác định vị trí dây dẫn
- Dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra điện trở giữa dây quấn với vỏ quạt. Điện trở cách điện phải 0.5M.
- Xác định các đầu dây của cuộn làm việc và cuộn khởi động bằng cách thực hiện đo lần lượt điện trở. Nếu lần đo cho giá trị điện trở nhỏ hơn thì đó chính là đầu dây chung, nếu giá trị điện trở lớn hơn là đầu dây khởi động.
Cách kiểm tra điện trở:
- Đặt một đầu que đo vào đầu dây số 1, đầu que đo thứ hai lần lượt di chuyển về hai đầu dây số 2 và 3 để lấy giá trị điện trở giữa hai đầu 1-2 và 1-3. Sau đó để que đo điện trở giữa hai đầu dây 2-3.
- Xác định chính xác các giá trị điện trở của mỗi lần đo giữa các cặp đầu dây. Cặp đầu dây nào cho giá trị điện trở lớn nhất thì đó là hai đầu của dây làm việc và dây khởi động. Đầu dây còn lại là đầu dây chung.
Bước 2 : Tiến hành lắp đặt
- Lắp chụp trên và dưới vào trụ. Luồn 3 sợi dây điện từ bầu quạt qua trụ.
- Gắn trục với bầu (Chú ý: bắt chặt ốc và nhớ gắn chốt chẻ tránh tuột ốc).
- Dùng tuýp D10 gắn chặt cánh vào bầu quạt.
- Treo quạt vào móc (Chú ý: chốt chẻ phải được bẻ quặt tránh tuột ốc rơi quạt).
- Đấu điện nguồn vào đúng theo những dây đã xác định ở bước 1. Cuối cùng, khoan lắp hộp số đấu nối nguồn điện.
Lưu ý: Trong quá trình tháo lắp đặt quạt trần bạn nên tắt hết nguồn điện. Đồng thời cần sự hỗ trợ của một chiếc thang ghế Nikawa NKP-05 sẽ giúp bạn thực hiện công việc nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều.
Sửa chữa quạt trần tại nhà – cách sửa quạt trần
Nếu chẳng may trong quá trình sử dụng quạt trần mà bị chậm, yếu dần hoặc quạt trần không quay nữa thì bạn có thể xem xét đến các trường hợp sau đây và cách xử lý quạt trần quay chậm:
Do bị bám bụi lâu ngày
Do bụi bẩn bám vào lồng quạt, cánh quạt, hộp điều khiển làm cho quạt quay yếu, chậm dần. Bạn cần tiến hành lau chùi hết bụi bẩn để quạt chạy êm ái, mang lại không khí trong lành. Nên vệ sinh định kỳ quạt từ 1 – 2 tháng/1 lần. Do quạt trần trên cao nên để tránh mất thời gian trong việc tháo lắp xuống vệ sinh bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ 1 chiếc thang nhôm gấp chữ A để có thể đứng vững, an toàn vệ sinh cánh quạt ngay tức thì.
Do bị khô dầu
Bạn tháo vỏ, lấy hộp điều khiển ra và làm sạch hết bụi bẩn, sau đó đổ vài giọt dầu nhớt lên ổ trục. Nếu không có dầu nhớt thì cũng có thể thay bằng dầu máy. Tuy nhiên nếu không có kinh nghiệm bạn nên đem ra tiệm hoặc trung tâm bảo hành nhờ sửa chữa.
Do tụ điện hỏng
Với trường hợp này nếu bạn đủ tự tin về sửa chữa quạt điện có thể mua một tụ điện có cùng chỉ số điện áp, điện dung với tụ điện cũ về thay thế.
>>> Xem thêm: Cách thay tụ quạt trần – đấu tụ quạt trần tại nhà
Do quạt trần được gắn trên cao nên để có thể thực hiện được các công việc sửa chữa hay lắp đặt thì đều cần đến sự giúp đỡ của những chiếc thang nhôm, tùy vào chiều cao trần nhà mà bạn có thể sắm một chiếc thang nhôm ghế, thang chữ a hay thang rút để thực hiện các công việc trên cao trong gia đình. Không chỉ là dùng vào việc lắp đặt và sửa chữa quạt trần, bạn có thể sử dụng chúng để sửa chữa bóng đèn, lau chùi cửa, lấy đồ trên cao, trang trí nhà cửa, cắt tỉa cây cối,….Việc sở hữu một chiếc thang nhôm trong gia đình là không thừa, chắc chắn có nhiều dịp bạn cần phải sử dụng đến chúng.