Bất kỳ một công trình nào cũng phải lựa chọn giải pháp đi dây điện nổi hoặc âm tường. Giải pháp đi dây điện âm tường không phải lúc nào cũng phù hợp nên còn rất nhiều công trình chọn đi dây điện nổi trong nhà bởi phương pháp này vừa giúp dễ dàng sửa chữa, hệ thống điện, dễ nâng cấp cũng như tiết kiệm được nhiều chi phí. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn đọc cách đi dây điện nổi trong nhà vừa đẹp, vừa tối ưu nhất để đảm bảo an toàn, tiện dụng.
Nguyên tắc đi dây điện nổi trong nhà an toàn:
- Vị trí đi dây điện nổi phải cách nền nhà ít nhất 2 mét, đảm bảo sự chắc chắn, tránh xa tầm với của trẻ nhỏ, không vướng víu hay cản trở tới các hoạt động hàng ngày của các thành viên trong gia đình. Khi đi đường dây điện trên cao thì bạn nên sử dụng các loại thang nhôm để hỗ trợ như thang nhôm ghế tay vịn, thang nhôm rút đôi…
- Ở những nơi ẩm ướt như nhà tắm, nhà bếp hay gần các vòi nước, đường ống nước thì không nên đi dây điện nổi vì tại những vị trí này dễ gây chập cháy, rò rỉ điện, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Để tránh tối đa các hiện tượng chập cháy do tia lửa điện gây ra, bạn cần tuyệt đối không đấu tắt dây điện trong các ống gen vì dưới tác động của nhiệt độ, tại các đầu mối nối nếu bị mài mòn và oxy hóa sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thống điện.
- Để đảm bảo tính thẩm mỹ, độ an toàn thì nên cho dây điện đi vào trong ống dẹt hoặc ống nhựa rồi gắn cố định lên tường. Cần tính toán đường kính ống sao cho phù hợp với số lượng dây điện.
- Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn bọc dây điện bằng vật liệu chống cháy và sử dụng băng keo để cố định lên tường.
Cách đi dây điện nổi vừa đẹp vừa tối ưu
Ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc để đảm bảo an toàn thì bạn cần tạo ra sự mới mẻ cho không gian riêng của mình. Bạn có thể áp dựng một số cách đi dây điện nổi dưới đây để tạo ấn tượng.
Tạo ra hình dạng tùy thích cho đường dây diện như hình tán cây, ngôi sao… thay vì cuộn tròn dây điện thành cục.
Cố định dây điện lên tường bằng băng keo với họa tiết đáng yêu như lá, chú chim…
Những ưu nhược điểm chính của cách đi dây điện nổi trên tường
Với phương pháp đi dây điện nổi, thường sẽ tiến hành sau khi hoàn tất quá trình xây dựng. Lúc này, dây sẽ được đấu nối, phân chia tới các phòng và dược đi trong các ống nhựa dẹt hoặc tròn và cố định trên tường để trông gọn hơn.
Ưu điểm
- Tiết kiệm được thời gian, chi phí hơn hẳn so với cách đi dây điện âm tường
- Dễ dàng sửa chữa hoặc nâng cấp hệ thống điện khi cần
- Không đòi hỏi nhất thiết phải có sơ đồ mạch điện trước khi xây dựng nhà.
Nhược điểm:
- Nếu bạn không biết cách đi dây điện nổi sẽ gây rối mắt
- Nếu xảy ra chập cháy sẽ dễ gây cháy nhà hơn đi dây âm tường
- Ảnh hưởng nhiều tới không gian nhà hơn đi dây âm tường
Với những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp bạn có được kiểu đi dây điện nổi trong nhà ấn tượng và chất lượng nhất.